GDP Group Đơn vị thi công, thiết kế, sản xuất Lò đốt rác thải công nghiệp

GDP Group Đơn vị thi công, thiết kế, sản xuất Lò đốt rác thải công nghiệp Lò đốt rác thải công nghiệp, là một thành phần thiết yếu trong hệ thống quản lý chất thải, hoạt động theo một quy trình phức tạp đòi hỏi sự giám sát và kiểm soát liên tục. Lò đốt này được thiết kế để chuyển đổi chất thải nguy hại thành các sản phẩm ít độc hại hơn, đồng thời đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt.

GDP Group Đơn vị thi công, thiết kế, sản xuất Lò đốt rác thải công nghiệp
GDP Group Đơn vị thi công, thiết kế, sản xuất Lò đốt rác thải công nghiệp

GDP Group Đơn vị thi công, thiết kế, sản xuất Lò đốt rác thải công nghiệp

– Công ty TNHH Cơ nhiệt Xanh GDP

Tên tiếng Anh: GDP GREEN THERM MECHANICS COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: GDP M Co.,ltd

Trụ sở: CCN Mả Ông, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Nhà máy: CCN Mả Ông, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Diện tích: 6000 m2

Điện thoại: 0983 14 6666

Email: dungbk1102@gmail.com

 Lò đốt rác thải công nghiệp là gì?

Lò đốt rác thải công nghiệp là một thiết bị nhiệt phân sử dụng oxy có nhiệt độ cao, thông qua việc đốt cháy để xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp. Với cơ chế đốt cháy, lò đốt sẽ phá hủy các thành phần hữu cơ trong rác thải, thông qua đó loại bỏ các chất độc hại.

Đặc điểm của lò đốt rác thải công nghiệp

  • Nhiệt độ đốt cao: Lò có thể đạt nhiệt độ từ 850 – 1.200°C, giúp đốt cháy hoàn toàn chất thải, giảm thiểu khí thải độc hại.
  • Hệ thống kiểm soát khí thải: Được trang bị các công nghệ lọc bụi, hấp thụ khí độc (SO₂, NOx, CO₂), giúp giảm thiểu tác động đến môi trường.
  • Thiết kế nhiều buồng đốt: Hệ thống có thể bao gồm buồng sơ cấp, thứ cấp để đảm bảo quá trình cháy hoàn toàn và hạn chế khí thải chưa đốt hết.
  • Xử lý đa dạng chất thải: Có khả năng xử lý từ rác sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường đến rác thải nguy hại như bùn thải, hóa chất, dung môi, cao su, nhựa,…
  • Tự động hóa cao: Nhiều lò đốt hiện đại có hệ thống điều khiển tự động, giám sát nhiệt độ, khí thải giúp vận hành an toàn và hiệu quả hơn.

Lò đốt rác thải công nghiệp là một giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp xử lý rác hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

 Quy trình vận hành của lò đốt rác thải công nghiệp

Chức năng của lò đốt rác thải công nghiệp: Tiêu hủy chất thải nguy hại (rắn, lỏng, bùn) và chất thải công nghiệp bằng biện pháp thiêu đốt.

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với ống khói của lò đốt CTCN phải đảm bảo như sau:

– Chiều cao ống khói phải được tính toán phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng không khí xung quanh khi phát tán vào môi trường không khí, nhưng không được thấp hơn 20 (hai mươi) m tính từ mặt đất. Trường hợp trong phạm vi 40 (bốn mươi) m tính từ chân ống khói có vật cản lớn (như nhà, rặng cây, đồi…) thì ống khói phải cao hơn tối thiểu 03 (ba) m so với điểm cao nhất của vật cản;

– Ống khói phải có điểm (cửa) lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 10 (mười) cm, có nắp đậy để điều chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác đảm bảo an toàn, thuận lợi khi tiếp cận và lấy mẫu. Điểm lấy mẫu phải nằm trong khoảng giữa hai vị trí sau:

+ Cận dưới: Phía trên điểm cao nhất của mối nối giữa ống dẫn từ hệ thống xử lý khí thải với ống khói một khoảng cách bằng 07 (bảy) lần đường kính trong của ống khói;

+ Cận trên: Phía dưới miệng ống khói 03 (ba) m.

Như vậy, CTCN là những chất thải phát sinh từ các quá trình công nghiệp, gồm có chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại (chất thải thông thường). Các quy định về chất thải công nghiệp và yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với ống khói của lò đốt CTCN là hợp lý và cần thiết để bảo vệ môi trường.

Quy trình vận hành lò đốt chất thải công nghiệp;

Theo quy định tại tiểu mục 3.1.1 Mục 3.1 Chương 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2012/BTNMT phải xây dựng và thực hiện quy trình vận hành an toàn lò đốt CTCN, trong đó lưu ý các nội dung sau:

– Trừ trường hợp lò đốt CTCN có quy trình hoạt động đặc biệt do nhà sản xuất quy định và được xem xét cụ thể bởi cơ quan cấp phép, quy trình khởi động lò đốt CTCN phải theo trình tự như sau:

+ Bước 1: Khởi động hệ thống xử lý khí thải;

+ Bước 2: Khởi động và sấy nóng tất cả các vùng đốt. Chỉ được nạp một số loại chất thải không nguy hại có nhiệt trị lớn (như chất thải sinh khối) để thay thế, bổ sung nhiên liệu truyền thống sau khi sử dụng nhiên liệu truyền thống để sấy nóng vùng đốt sơ cấp lên nhiệt độ trên 300 (ba trăm) °C và vùng đốt thứ cấp lên nhiệt độ trên 800 (tám trăm) °C. Các loại chất thải không nguy hại sử dụng trong quá trình khởi động này phải được xác định và ghi rõ trong quy trình;

+ Bước 3: Chính thức nạp chất thải vào lò đốt CTCN. Chỉ được nạp chất thải không nguy hại có nhiệt trị nhỏ, chất thải nguy hại khi nhiệt độ các vùng đốt đạt giá trị tương ứng theo quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.

– Quy trình kết thúc hoạt động lò đốt CTCN phải được thực hiện theo trình tự sau:

+ Bước 1: Ngừng nạp chất thải. Tiếp tục đảo trộn chất thải còn lại trong vùng đốt sơ cấp và cấp nhiên liệu (nếu cần thiết) cho đến khi chất thải cháy hoàn toàn;

+ Bước 2: Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt sơ cấp sau khi chất thải đã cháy hoàn toàn (không còn dấu hiệu cháy);

+ Bước 3: Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt thứ cấp sau khi không còn khói trong vùng đốt sơ cấp và không còn khí thải qua ống khói;

+ Bước 4: Ngừng hệ thống xử lý khí thải và kết thúc toàn bộ hoạt động của lò đốt khi nhiệt độ vùng đốt sơ cấp xuống dưới 300 (ba trăm) °C.

Lưu ý:

– Chất thải trước khi được nạp vào lò đốt CTCN phải được kiểm soát để không ảnh hưởng đến việc vận hành bình thường của lò đốt, tránh nạp các chất thải không có khả năng xử lý bằng lò đốt. Phải chuẩn bị đủ lượng chất thải để đảm bảo mỗi lần vận hành lò đốt CTCN không dưới 24 (hai mươi bốn) giờ liên tục. Một số yêu cầu đối với chất thải trước khi nạp vào lò đốt được nêu tại Phụ lục 2 kèm theo Quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.

– Không được phép thiêu đốt: Chất thải phóng xạ; chất thải dễ nổ; chất thải có tính chất ăn mòn hoặc có chứa thủy ngân, chì, cadimi vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT. Chỉ được thiêu đốt chất thải có chứa thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT trong lò đốt CTCN do Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại.

– Lò đốt CTCN có thể tích vùng đốt sơ cấp lớn hơn 20 (hai mươi) m3 hoặc khoảng cách từ điểm xa nhất của vùng đốt sơ cấp đến cửa nạp chất thải lớn hơn 2 (hai) m thì phải lắp thêm các thiết bị cơ khí hóa cho việc nạp chất thải vào lò đốt và đảo trộn chất thải trong vùng đốt sơ cấp (trừ trường hợp công nghệ không yêu cầu đảo trộn như đốt nhiệt phân yếm khí).

– Có biện pháp kỹ thuật để lấy tro xỉ ra khỏi vùng đốt sơ cấp trong quá trình vận hành một cách thuận lợi để đảm bảo lò đốt CTCN hoạt động liên tục, không gián đoạn.

– Phải lập nhật ký vận hành lò đốt CTCN, trong đó ghi rõ số lượng, loại chất thải được thiêu đốt, thời gian thực hiện và tên người vận hành.

Như vậy, tuân thủ quy trình vận hành lò đốt CTCN là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Việc vận hành lò đốt CTCN không đúng quy định có thể gây ra các nguy cơ như: hỏa hoạn, cháy nổ, ô nhiễm môi trường.

Thuyết minh quy trình vận hành lò đốt rác thải công nghiệp

– Rác thải: Sau khi thu gom về nhà máy sẽ được phân loại thành 3 nhóm:

  • Nhóm dễ cháy: keo, sơn, giấy khô, nhựa khô không chịu nhiệt, giẻ dính dầu khô, vải khô, gỗ khô, cao su không chịu nhiệt, các hyrocarbon là nhiên liệu hoặc có nguồn gốc từ dầu mỏ,…
  • Nhóm trung bình: các chất thuộc nhóm dễ cháy nhưng dính nhiều nước và các tạp chất ngăn cản sự cháy.
  • Nhóm khó cháy: composite nhiễm bẩn, bông thủy tinh nhiễm bẩn, kim loại dính bẩn, cao su chịu nhiệt, nhựa chịu nhiệt, bùn thải có độ ẩm cao,…

– Băng tải nạp rác, phễu nạp rác: Mỗi nhóm rác thải sẽ được các kỹ sư đánh giá và đổ vào khu vực lưu chứa riêng. Rác thải sau đó sẽ được xe xúc đưa vào phễu băng tải. Băng tải nạp liệu sẽ kéo dần rác đưa lên vào buồng chứa. Từ buồng chứa, rác được ben đẩy số 1 đưa vào lò thực hiện quá trình đốt.

– Buồng đốt sơ cấp: Có hai vòi đốt, có tác dụng đốt ở vùng oxy hóa cao của ngọn lửa kết hợp với phối khí bổ sung nên các chất hữu cơ được phân hủy nhiệt – khí hóa, mặt khác vòi đốt thứ hai còn có tác dụng nén khí cháy và điều chỉnh dòng khí sang buồng thứ cấp. Các phản ứng cháy và vận tốc trong buồng sơ cấp được duy trì ở mức thấp để giảm thiểu việc mang tro bụi sang buồng thứ cấp.

– Buồng đốt thứ cấp: Khói và các sản phẩm phân huỷ nhiệt (dioxit cacbon, hơi nước) được chuyển sang buồng đốt thứ cấp qua rãnh khói theo đường tiếp tuyến. Tại đây, khí cháy và khói tiếp tục được đốt trực tiếp ở nhiệt độ cao trên 1050C bằng vòi đốt công suất lớn, dòng khí thải chuyển động xoáy trong buồng thứ cấp hình trụ và tiếp tục được đốt triệt để nhờ vòi đốt tăng tốc (vòi đốt thứ tư).

– Thiết bị giải nhiệt: Từ buồng đốt thứ cấp, khí nóng ở nhiệt độ cao sẽ được đưa qua thiết bị giải nhiệt hạ nhiệt độ xuống 250 – 300C. Tại tháp giải nhiệt, nước được sử dụng để làm mát khí nóng và khói đi vào lõi giữa từ dưới lên, được phun sương qua các vòi phun áp lực để trung hòa, hấp thụ, dập bụi, giảm nhiệt lớn nhất.

– Thiết bị cyclon ướt: Khí thải sau khi được giải nhiệt sẽ được đưa qua thiết bị cyclon tách bụi. Tại cyclon, nước sẽ được bơm vào và chảy dọc thành tháp, khí thải đưa vào cyclon sẽ tạo ra một lực ly tâm, bụi sẽ va vào thành tháp và được dòng nước cuốn xuống đáy và dẫn về bể chứa dung dịch hấp thụ.

– Thiết bị hấp thụ: Dòng khí sau đó tiếp tục chuyển qua tháp hấp thụ bằng dung dịch kiềm nhằm giữ lại các khí axit và các chất ô nhiễm khác như bụi, HCl, NO2, SO2,…

– Ống khói: Khí thải sau khi hấp thụ xử lý các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn thải được quạt hút đưa vào ống khói cao 20m thải vào môi trường, nhiệt độ khí thải khi thoát ra khỏi ống khói khoảng 100 – 150C.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành lò đốt rác thải công nghiệp

Hiệu quả vận hành của lò đốt rác thải công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng:

  • Loại rác thải: Thành phần, độ ẩm, kích thước của rác thải ảnh hưởng đến nhiệt độ đốt cháy, lượng khí cấp, lượng tro xỉ…
  • Nhiệt độ đốt cháy: Nhiệt độ đốt cháy cần đủ cao để đảm bảo rác thải được đốt cháy hoàn toàn.
  • Điều kiện hoạt động: Bao gồm nhiệt độ, áp suất, và lưu lượng không khí, ảnh hưởng đến quá trình đốt và xử lý khí thải
  • Quản lý và vận hành: Bao gồm việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và quản lý hiệu quả trong việc vận hành nhà máy.
  • Hệ thống xử lý khí thải: Khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm từ khí thải trước khi thải ra môi trường.

Để bảo vệ môi trường khỏi nguy cơ ô nhiễm và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, hãy chọn dịch vụ vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp hàng đầu của chúng tôi.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!