Lò hơi ghi tĩnh là loại lò hơi ra đời từ rất sớm, với cấu tạo và hoạt động khá đơn giản. Sự đóng góp của nó vào sản xuất và đời sống là rất đáng kể. Vậy tại sao lò hơi công nghệ ghi tĩnh lại được ưu chuộng như vậy? Có ưu điểm gì? Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây!
Lò hơi đốt trên ghi tĩnh là gì?
Là thiết bị truyền thống, ra đời từ rất lâu. Sử dụng củi hoặc sinh khối làm nhiên liệu đốt. Khi nhiên liệu cháy sẽ tạo ra nhiệt lượng truyền cho nước trong dàn ống. Từ đó tạo ra hơi nước ở nhiệt độ cao phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Lò ghi tĩnh được dùng trong các nhà máy sản xuất gỗ, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy năng lượng điện, sản xuất giấy, sản xuất sợi, sản xuất thực phẩm.
Ưu điểm của nồi hơi ghi tĩnh là sử dụng nhiên liệu củi và sinh khối có giá thành rẻ, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường. Bởi vì củi và sinh khối được coi là các nguồn nhiên liệu tái tạo. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm như: Tốc độ đốt cháy chậm, cần thường xuyên vệ sinh và bảo trì để đảm bảo hiệu suất hoạt động.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò hơi đốt ghi tĩnh
Cấu tạo
Có cấu tạo đơn giản nhất trong các mẫu lò hơi. Phần chính cấu tạo gồm có:
Buồng đốt
- Ghi lò: được chế tạo bằng gang chịu nhiệt độ cao với thiết kế đặc biệt phù hợp với các loại nhiên liệu như than cục, củi, củi trấu tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Phần thể xây: Được thiết kế và thi công đặc biệt đảm bảo hiệu quả hoạt động ổn định, lâu dài và nâng cao hiệu suất quá trình cháy kiệt nhiên liệu trong buồng đốt.
- Phần nhận nhiệt bức xạ: Được cấu tạo từ các ống thép đúc chịu nhiệt chuyên dùng cho lò hơi Có tác dụng nhận nhiệt bức xạ trực tiếp từ quá trình cháy của nhiên liệu sinh ra trong buồng đốt của lò hơi ghi tĩnh.
- Phần thải tro xỉ: Sử dụng 02 vít thải tro xỉ để cơ khí hóa hệ thống thải tro xỉ. Đây là một trong các cải tiến quan trọng của lò hơi HEX – CĐ – 1.000 so với các sản phẩm khác trên thị trường nhằm hiện đại hóa, giảm tối đa sức lực của con người trong quá trình vận hành
Thân lò
Phần đối lưu được thiết kế bao gồm ống lò (pass 1), chùm ống lửa pass 2 và 3. Ngoài ra, trên thân phần đối lưu được lắp tất cả các đường ống công nghệ như van hơi chính, van an toàn, van xả khí, đường nước cấp, xả đáy, ống thủy, cụm tín hiệu điều khiển…
Được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với công nghệ hiện đại.
Bộ khử bụi – cyclone
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, bộ khử bụi sử dụng cho lò hơi loại này là loại Cyclone chùm, Bộ khử bụi Cyclone chùm là một chùm các cyclone đơn sử dụng tác dụng của lực ly tâm để phân ly các hạt bụi, đảm bảo thu được trên 90% tro bụi bay theo đường khói.
Bể dập bụi
Hệ thống dập bụi theo nguyên lý ly tâm, kết hợp sự phun nước ngược chiều với dòng khói, bụi, lắng bụi bằng trọng lực, va đập của bụi với mặt nước.KHí thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Hệ thống điện và điều khiển
Phần thiết bị bảo vệ và đóng cắt:
- MCCB (áp tô mát) có nhiệm vụ đóng cắt nguồn điện cấp cho tủ điều khiển và từng khối thiết bị, bảo vệ ngắn mạch khi xảy ra sự cố đối từng thiết bị riêng.
- Các rơle nhiệt có nhiện vụ bảo vệ quá tải cho các thiết bị để tránh xảy ra các sự cố, hư hỏng đáng tiếc cho thiết bị.
Phần thiết bị đo lường và điều khiển:
- Đây là bộ phận quan trọng nhất trong quá trình điều khiển, điều chỉnh cho các thiết bị phục vụ nồi hơi. bao gồm các phần sau:
- Điều khiển mức: Bộ phận này sẽ đo mức nước trong nồi hơi rồi xử lý tín hiệu này để đưa ra các lệnh điều khiển.
- Bơm cấp nước bổ xung vào nồi hơi theo lượng hơi cấp phục vụ sản xuất.
- Dừng bơm cấp nước khi mức nước trong nồi đã đủ.
- Bơm cấp khi có tín hiệu thiếu nước.
- Tạm dừng một số thiết bị khi mức nước trong nồi thấp dưới mức bình thường (cạn nước cấp 1) bỏ qua các sự cố thoảng qua hay các báo động giả. Cảnh báo cho nhân viên vận hành bằng đèn báo để khắc phục sự cố.
- Cắt hoặc giảm tốc độ các bộ phận liên quan như quạt hút, quạt thổi để giảm lượng nhiệt cấp cho nồi hơi, cảnh báo sự cố khi nước trong lò cạn đến mức nghiêm trọng bằng đèn báo màu đỏ (Cạn nước cấp 2)
- Điều khiển áp suất và nhiệt độ: Bộ phận này sẽ đo áp suất, nhiệt độ trong nồi hơi rồi xử lý tín hiệu này để đưa ra các lệnh điều khiển liên động với bộ điều khiển mức, điều khiển tốc độ quạt gió, tốc độ quạt đẩy, bơm cấp nước phù hợp với điều kiện phụ tải hay cảnh báo trước bằng đèn tín hiệu, còi các chế độ sự cố có thể xảy ra liên quan đến áp suất và nhiệt độ.
Hệ thống xử lý nước cấp: Có nhiệm vụ loại bỏ tạp chất, làm mềm nước cấp vào lò hơi. Đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn nhằm mục đích giảm cáu cặn hình thành trong lò hơi.
Đặt câu hỏi