Lò hơi công nghiệp là thiết bị công nghiệp có chức năng sản sinh nhiệt bằng cách đốt cháy nguồn nhiên liệu như than, gỗ, củi, dầu, xăng, khí gas, điện làm nước bốc hơi để sinh ra hơi nóng. Cùng GDP GROUP theo dõi và giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!

Lò hơi công nghiệp là gì?
Lò hơi công nghiệp là thiết bị công nghiệp có chức năng sản sinh nhiệt bằng cách đốt cháy nguồn nhiên liệu như than, gỗ, củi, dầu, xăng, khí gas, điện làm nước bốc hơi để sinh ra hơi nóng. Và được ứng dụng cho các nhu cầu làm nóng, sấy khô,… trong nhà máy sản xuất.
Cấu tạo của lò hơi công nghiệp
Lò hơi được tạo thành từ các bộ phận chính như sau:
Hệ cấp liệu: gồm các thiết bị xe múc, xe xúc, phễu chứa liệu, gầu tải, băng tải được vận hành tự động hoặc bán tự động. Tự định lượng và tự cấp nhiên liệu chính xác cho lò hơi.
Buồng đốt: là bộ phận quan trọng nhất có nhiệt độ cao lên đến hàng trăm độ C gồm buồng đốt, béc đốt, chùm ống hấp thụ bức xạ nhiệt, chùm ống sinh hơi. Chức năng chính đốt cháy nhiên liệu kiệt nhất có thể. Ngoài ra còn có khả năng hấp thụ nhiệt cho quá trình sinh hơi.

Bộ thu hồi nhiệt: gồm bộ hâm nước và bộ sấy không khí với nhiệm vụ tận dụng nhiệt lượng từ khói thải, tăng hiệu suất của lò hơi và làm giảm nhiệt độ khói thải ra môi trường bên ngoài.
Hệ thống lọc bụi: có thể lựa chọn một trong các loại lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện, cyclone lọc bụi đa cấp, tháp lọc bụi ướt, bể lắng tro. Chức năng chính xử lý tro bụi từ quá trình cháy nhiên liệu của lò hơi để khói thải khi thoát ra bên ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định.
Quạt hút và ống khói: phần khói thải sau khi được tận dụng nhiệt sẽ được xử lý lọc bụi qua nhiều cấp và được quạt hút đẩy lên ống khói và thải ra môi trường bên ngoài.
Nguyên lý hoạt động của lò hơi
Nguyên lý hoạt động của lò hơi khá đơn giản, khi nước được bơm hút tuần hoàn vào bể chứa và lò hơi. Lúc này, bộ cấp nhiệt bên trong sẽ đốt nhiên liệu lên mức nhiệt tối đa 2.000 độ C. Sau đó dừng đốt và nước sẽ bắt đầu bốc hơi để tạo thành hơi nóng. Phần nhiệt được tạo thành sẽ được đưa qua các đường ống để đưa nhiệt đến các thiết bị có nhu cầu sử dụng.
Sau một thời gian ngắn khi lượng nhiệt thoát ra nhiều hơi nóng sẽ dần biến mất và ngưng tụ thành nước. Phần nước ngưng tụ sẽ tiếp tục được đưa trở lại bể chứa nước của lò hơi và quá trình này sẽ được tiếp tục diễn ra tuần hoàn đến khi hệ thống không có nhu cầu sử dụng.
Phân loại lò hơi công nghiệp
Lò tải nhiệt dầu
- Dầu được gia nhiệt có thể lên đến 400 độ C, sau đó được đi cung cấp nhiệt cho thiết bị sản xuất qua bộ trao đổi nhiệt gián tiếp, nhiệt độ dầu bị giảm xuống và được bơm đưa về gia nhiệt lại. Chu trình hoàn toàn tuần hoàn kín.
- Có đường tách khí tự động từ dòng tuần hoàn dầu.
- Có bơm châm dầu bổ sung để đảm bảo hệ thống tuần hoàn dầu luôn đầy.

- Hoạt động ở áp suất thấp (khoảng 1-3 bar) nên chi phí sản xuất lò cũng thấp.
- Do cung cấp được nhiệt độ cao hơn lò hơi nước nên ứng dụng nhiều để truyền nhiệt.
- Năng suất lò thường dùng là Kcal/giờ.
- Chi phí vận hành thấp, không tốn chi phí xử lý nước và hoá chất.
- Hiệu quả cao đến trên 90%.
- Tuy nhiên cần chọn đúng loại vật liệu tiếp xúc dầu do nhiệt độ cao, thường xuyên kiểm tra chất lượng dầu tải (khoảng 4- 6 tháng / 1 lần).
Lò hơi nước
Lò hơi nước gọi tắt là lò hơi hay nồi hơi, là chuyển nước trạng thái nước dạng lỏng thành hơi bão hoà hoặc hơi quá nhiệt. Hơi bão hoà là hơi mà loại hơi mà pha lỏng và pha khí của nước cùng tồn tại ở một môi trường có nhiệt độ và áp suất nhất định. Nước được chuyển từ dạng lỏng sang hơi mang nhiệt được đi đến điểm sử dụng hoặc trao đổi gián tiếp qua bộ trao đổi nhiệt hoặc trực tiếp vào sản phẩm, 1 phần hơi còn lại sẽ ngưng tụ và tiếp tục sử dụng lại.

Năng suất lò: phổ biến tấn hơi / giờ, ngoài ra còn có theo năng lượng như BTU, KW
Tấn hơi/giờ nghĩa là khả năng lò chuyển nước dạng lỏng là Tấn hay m3 thành tấn hay m3 hơi tại áp suất nhất định nào đó, ví dụ 1 T/h là 1 m3 nước thành 1 m3 hơi…Tuy nhiên cần phải xác định nhiệt độ nước cấp bằng cách xác định tỉ lệ hồi là bao nhiêu % trước khi thiết kế lò. Cũng cần lưu ý chất lượng nước cấp vào vì không phải 100% nước được chuyển thành hơi mà còn phải xả đáy lò để tránh ăn mòn, cặn bám. Độ dày của cặn bám của phần lửa (fireside) và phần nước (waterside) cũng làm giảm đáng hiệu suất lò.
Nhiệt độ thu hồi từ nước ngưng tụ sẽ giúp tiết kiệm nhiều nhiên liệu đốt.
Ứng dụng của Lò hơi công nghiệp
- Trong ngành điện năng lò hơi giúp tạo ra dòng hơi có động năng cao để tác động lên các cánh quạt tuabin hơi và làm quay tuabin. Kết quả sinh ra điện năng.
- Trong ngành thực phẩm dùng lò hơi đốt dầu hoặc gas để đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và sự ổn định. Với chức năng chính là dùng hơi nước để sản xuất các loại đóng hộp như sữa, thịt, rượu, nước.
- Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm hơi nước từ lò hơi được dùng để thực hiện các công đoạn: nhuộm, hồ, sấy, vải.
- Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy dùng nguồn nhiệt hơi nước để phục vụ các công đoạn: xeo giấy, hấp giấy, sấy giấy.
- Trong ngành chế biến cao su dùng hơi nước từ lò hơi để hấp, sấy.
- Trong ngành chế biến gỗ dùng nhiệt và hơi nước để làm ván ép, xông, sấy gỗ, hấp tẩm dầu.
- Trong lĩnh vực xây dựng, lò hơi có nhiệm vụ giúp sấy nhanh các kết cấu bê tông từ đó giúp tăng nhanh tiến độ sản xuất.
- Trong ngành dịch vụ lò hơi được ứng dụng để sưởi ấm, xông hơi, vệ sinh, tắm hơi.
- Trong ngành giao thông đường biển lò hơi phục vụ sinh hoạt và dòng hơi được tạo ra có tác dụng truyền động năng làm quay tuabin ở chân vịt của tàu thuyền.