Cấu tạo của bồn chứa LPG chứa khí gas công nghiệp hóa lỏng

Bồn chứa LPG, hay còn gọi là bồn gas công nghiệp, là thiết bị chuyên dụng để lưu trữ khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) phục vụ cho nhiều ngành sản xuất, kinh doanh và đời sống. Cùng GDP Group tìm hiểu ngay nhé!

Cấu tạo của bồn chứa LPG chứa khí gas công nghiệp hóa lỏng
Cấu tạo của bồn chứa LPG chứa khí gas công nghiệp hóa lỏng

Bồn chứa LPG là gì? 

Bồn chứa LPG hay còn được gọi là bồn LPG, bồn gas công nghiệp và bồn chứa khí và bồn chứa khí hóa lỏng…đều là tên gọi chung của các thiết bị đặc biệt dùng để chứa khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (viết tắt là Liquefied Petroleum Gas).

LPG chính là một hỗn hợp khí hidrocacbon thường được dùng làm nhiên liệu rất phổ biến trong những ngành công nghiệp, nông nghiệp và trong thương mại. Để dễ dàng có thể vận chuyển và lưu trữ và người ta thường sẽ hóa lỏng LPG ở áp suất cao và sẽ được lưu trữ trong những bồn chứa LPG.

Cấu tạo chi tiết của bồn chứa LPG 

Bồn chứa gas công nghiệp thường được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng và chịu ăn mòn tốt như Inox SUS304, SUS201, SUS 316, CT3, SS400, thép đen, thép trắng… và có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính như sau:

  • Thân bồn: thường có hình trụ tròn, chúng được thiết kế thành ba lớp: lớp vỏ kim loại ở ngoài, lớp chân không cách nhiệt ở giữa và lớp vỏ chứa khí bên trong giúp cách nhiệt để hạn chế hiện tượng gas lỏng giãn nở do tăng nhiệt độ.
  • Nắp bồn: thường có dạng phẳng, dạng chỏm hoặc dạng nón giúp tăng khả năng chịu áp lực của bồn chứa.
  • Đáy bồn: thường có hình dáng và kết cấu tương tự với nắp bồn.
  • Chân bồn: thường được thiết kế dạng chân tròn hoặc chân chữ L giúp nâng đỡ toàn bộ bồn chứa LPG.
Cấu tạo chi tiết của bồn chứa LPG 
Cấu tạo chi tiết của bồn chứa LPG 

Ngoài 4 bộ phận kể trên, bồn chứa LPG còn được trang bị thêm các van chặn và van an toàn giúp giảm áp lực bên trong bồn chứa đảm bảo an toàn khi sử dụng. Một số loại van và cảm biến đi kèm bồn chứa gas công nghiệp cụ thể như sau:

  • Van an toàn
  • Cảm biến nhiệt
  • Đồng hồ đo nhiệt
  • Cảm biến trọng lượng
  • Mặt bích
  • Kính thăm
  • Cảm biến áp suất
  • Cảm biến đồng hồ đo nhiệt
  • Hệ thống gia nhiệt
  • Động cơ khuấy điều khiển qua biến tần.

Ứng dụng của bồn chứa khí lỏng LPG

Khí công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành sản xuất và phục vụ đời sống con người, trong đó có thể kể đến một số vai trò cụ thể như sau:

  • Phục vụ các ngành công nghiệp quan trọng: luyện thép, hàn cắt kim loại, công nghiệp lạnh, công nghiệp điện tử, công nghiệp hóa dầu…

  • Cung cấp năng lượng: khí thiên nhiên hóa lỏng – LNG, khí thiên nhiên nén – CNG, khí dầu mỏ hóa lỏng – LPG… ngày càng được sử dụng làm nhiên liệu đốt thay thế cho xăng, dầu và than đá để cung cấp năng lượng trong các ngành sản xuất điện, công nghiệp nặng, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp chế biến…

Ứng dụng của bồn chứa khí lỏng LPG
Ứng dụng của bồn chứa khí lỏng LPG
  • Phục vụ các ngành công nghiệp nhẹ như: sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất y dược…

  • Góp phần cải thiện đời sống con người: cung cấp các loại khí sử dụng trong y tế, cung cấp khí bảo quản và chế biến thực phẩm, cung cấp khí làm lạnh trong điều hòa, tủ lạnh….

  • Cung cấp nguyên vật liệu dạng khí phục vụ phòng thí nghiệm và các trung tâm nghiên cứu khoa học.

Bồn chứa LPG giá bao nhiêu?

Giá bồn chứa LPG phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dung tích, vật liệu, thương hiệu, …

  • Bồn chứa LPG dung tích 5 tấn: Giá dao động từ 400 – 500 triệu đồng.
  • Bồn chứa LPG dung tích 10 tấn: Giá dao động từ 600 – 800 triệu đồng.
  • Bồn chứa LPG dung tích 20 tấn: Giá dao động từ 1 tỷ – 1,5 tỷ đồng.
  • Bồn chứa LPG dung tích 30 tấn: Giá dao động từ 1,5 tỷ – 2 tỷ đồng.
  • Bồn chứa LPG dung tích 40 tấn: Giá dao động từ 2 tỷ – 2,5 tỷ đồng.
  • Bồn chứa LPG dung tích 50 tấn: Giá dao động từ 2,5 tỷ – 3 tỷ đồng.

*Giá trên đây là giá tham khảo.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bồn chứa LPG

Bạn có thể tìm hiểu những vấn đề liên quan đến bồn LPG được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bồn chứa khí hóa lỏng QCVN 02:2020/BCT được Bộ Công thương ban hành. Trong đó, bồn LPG cần phải đạt các tiêu chuẩn chung như sau:

  • Bồn LPG phải được thiết kế, chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm và ghi nhãn theo các quy định tại QCVN 02:2020/BCT và các quy định có liên quan.
  • Tất cả các thiết bị và phụ kiện sử dụng trực tiếp với LPG trong bồn chứa phải là loại chuyên dùng cho LPG để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất.
  • Bất kỳ bồn chứa nào bị lõm, phình, mài mòn nặng, hoặc ăn mòn quá mức phải ngừng hoạt động ngay lập tức.
  • Việc sửa chữa hoặc cải tạo bồn chứa phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn áp dụng khi chế tạo.
  • Không được lắp đặt các thiết bị như dàn nóng hoặc dàn lạnh bên trong các bồn LPG.
  • Việc kiểm định bồn chứa có thể áp dụng tiêu chuẩn khác khi có đề nghị từ cơ sở sử dụng hoặc cơ sở chế tạo. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia được nêu trong QCVN 02:2020/BCT.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!