Bồn chứa gas công nghiệp là thiết bị chuyên dụng để chứa khí dầu mỏ hóa lỏng, phục vụ trong nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Vậy, bồn chứa LPG là gì, cấu tạo và công dụng thực tế của bồn chứa LPG ra sao? Cùng GDP Group tìm hiểu ngay nhé!

Bồn chứa LPG là gì?
Bồn chứa LPG hay bồn LPG, bồn gas công nghiệp, bồn chứa khí, bồn chứa khí hóa lỏng…đều là tên gọi chung của thiết bị đặc biệt dùng để chứa khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas). LPG là một hỗn hợp khí hidrocacbon được dùng làm nhiên liệu phổ biến trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Để dễ dàng vận chuyển và lưu trữ, người ta thường hóa lỏng LPG ở áp suất cao và lưu trữ trong các bồn chứa LPG.
– Bình chứa gas được chế tạo từ vật liệu thép cao cấp, đạt chuẩn chất lượng. gia công dạng chỏm cầu 2 đầu, hoặc hình cầu chịu áp áp lực cao, với trang thiết bị gia công sản xuất hiện đại, tiên tiến; bồn chứa gas công nghiệp được hàn điền hai phía, từ trong ra ngoài với lớp thuốc bảo vệ trên hệ thống máy hàn.
– Cùng với sự sự kiểm tra giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, phương án gia công. Đặc biệt, trong toàn bộ các mối hàn đều được chụp X-quang cũng như tiến hành siêu âm, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
Phân loại bồn chứa công nghiệp
Thông thường bồn công nghiệp được phân loại dựa theo kiểu dáng và vật liệu chế tạo như sau:
Phân loại về hình dạng
– Bồn công nghiệp dạng đứng: có thiết kế hình trụ tròn cao, thể tích lớn, tốc độ xả nhanh, dễ dàng sử dụng, không chiếm dụng mặt bằng lắp đặt. Dạng bồn này chủ yếu sử dụng để chứa đựng các loại nguyên liệu có áp suất không quá lớn.

– Bồn công nghiệp dạng nằm: có thiết kế hình trụ tròn nằm ngang, thể tích không quá lớn, chiếm dụng nhiều vị trí lắp đặt. Tuy nhiên dạng bồn này có khả năng chịu được áp suất cao, dễ dàng gia công và lắp đặt.
Phân loại theo vật liệu
– Bồn công nghiệp bằng thép: SS400, Q235, Q345…
– Bồn công nghiệp bằng inox: SUS 201, SUS 304, SUS 316
– Bồn công nghiệp bằng nhựa: PE, PP, PVC
– Bồn công nghiệp bằng composite
Thông số kỹ thuật bồn chứa gas LPG
– Tỷ trọng LPG một mét khối = 1,8315 kg (1 m³ = 1,8315 kg).
– Trong khi propan là 1m³ = 1,8315 kg, butan là 1m³ = 2,4486 kg.
– Propane và butane có mật độ khác nhau nên giá trị mét khối lpg đến kg là khác nhau
– thể tích : 5-200m3
– hóa hơi: trao đổi nhiệt tự nhiên hoặc dùng điện.
– Điều áp: có công suất từ 50-100 kg/h, tùy thuộc yêu cầu

– Hệ thống van an toàn đỉnh bồn, báo mức, van xả đỉnh.
– Hệ thống báo mức đầu bồn, đồng hồ áp, đồng hồ nhiệt
– Hệ thống đường nhập lỏng và đường hồi hơi.
– Hệ thống đường xuất lỏng, đường khí ra.
– Hệ thống máy hóa hơi (từ 50 đến 1000 kg/h)
– Hệ thống khung điều áp ( từ 50 đến 1000 kg/h)
– Hệ thống trộn khí GAS và không Khí ( Nếu có)
– Hệ thống tác lỏng, lọc cặn.
– Hệ thống dàn phun sương đỉnh bồn.
– Hệ thống điện động lực, Báo dò gas, báo động.
– Hệ thống PCCC, tiêu lệnh, Nội quy an toàn.
– Hệ thống Tiếp địa, chống sét.
Các loại khí công nghiệp được sử dụng phổ biến
Có những loại bồn chứa gas công nghiệp nào?
Bồn chứa khí nén giúp các bạn có thể lưu trữ một lượng khí hóa lỏng lớn, … Nhằm phục vụ cho các công việc kinh doanh sản xuất được thuận lợi hơn.Hiện nay bồn chứa khí hóa lỏng được thiết kế chủ yếu với 2 loại chính:
- Bồn chứa gas công nghiệp dạng đứng
- Bồn chứa gas công nghiệp dạng nằm

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và nguồn gốc, chúng ta có thể phân loại khí công nghiệp theo nhiều loại khác nhau. Trong đó, các loại khí sau đây được sử dụng phổ biến nhất:
-
Khí công nghiệp được chiết xuất từ không khí: bao gồm khí oxy, khí nitơ, khí argon
-
Khí công nghiệp dạng nguyên tố: bao gồm khí hydro, khí flo, khí clo…
-
Khí công nghiệp thuộc nhóm khí nén: bao gồm khí heli, khí xenon, khí neon, khí krypton…
-
Khí công nghiệp thuộc nhóm khí thiên nhiên: bao gồm các sản phẩm khí được chiết xuất từ dầu mỏ hoặc được khai thác từ mỏ khí thiên nhiên như: khí thiên nhiên hóa lỏng – LNG, khí thiên nhiên nén – CNG, khí dầu mỏ hóa lỏng – LPG… chúng thường được sử dụng làm khí đốt hoặc để chiết xuất các loại hydrocacbon khác.
-
Ngoài ra còn có thể kể đến một số loại khí công nghiệp khác như Amoniac, Ethylene…
Tính năng của bồn chứa công nghiệp
Với các tính năng đa dạng như dung tích, kích thước, chất liệu và cấu trúc, bồn chứa công nghiệp có thể được thiết kế và sản xuất để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của từng ngành công nghiệp và từng quá trình sản xuất. Chúng thường được sản xuất từ các chất liệu chất lượng cao như thép không gỉ, thép carbon, nhựa composite hoặc kim loại chống gỉ để đảm bảo tính ổn định và an toàn cho các chất lỏng hoặc khí được lưu trữ trong đó.
Các bồn chứa công nghiệp thường được trang bị các thiết bị bảo vệ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bao gồm các van xả áp, van an toàn, bơm, thiết bị đo lường, cảm biến áp suất và các thiết bị khác. Những thiết bị này giúp kiểm soát áp suất và nhiệt độ trong bồn chứa, đảm bảo an toàn cho người vận hành và bảo vệ tài sản của công ty.