Các công nghệ lò đốt rác công nghiệp phổ biến

Trong bối cảnh các ngành công nghiệp ngày càng chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, việc kiểm soát khí thải từ lò đốt rác thải công nghiệp là yếu tố then chốt giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường. GDP tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp xử lý khí thải tiên tiến, giúp doanh nghiệp vận hành đốt một cách an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Cùng gdp group tìm hiểu chi tiết nhé!

Các công nghệ lò đốt rác công nghiệp phổ biến
Các công nghệ lò đốt rác công nghiệp phổ biến

Lò đốt rác thải công nghiệp là gì?

Lò đốt rác thải công nghiệp là một hệ thống xử lý rác thải trong công nghiệp bằng cách sử dụng nhiệt để chuyển đổi rác biến thành năng lượng. Nó có chức năng quan trọng trong khâu giải quyết vấn đề môi trường của các doanh nghiệp trong sản xuất và sinh hoạt. Lò đốt rác thải này giúp tái tạo nguồn năng lượng từ rác thải và đồng thời giảm ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp sử dụng lò đốt rác để chủ động xử lý rác thải, phế phẩm và phụ phẩm thải từ quá trình sản xuất, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển rác đến điểm tập kết. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể đọc bài viết chi tiết về lò đốt rác thải công nghiệp.

Cấu tạo của lò đốt rác thải công nghiệp

Lò đốt rác công nghiệp bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Bộ phận tiếp nhận chất thải: Có chức năng đưa chất thải đã được phân loại vào lò đốt. Bộ phận này có thể được thiết kế với chế độ điều khiển bằng tay hoặc tự động.
  • Lò đốt: Được chia thành hai buồng: sơ cấp và thứ cấp. Tại đây, quá trình cháy và loại bỏ độc tính của rác thải diễn ra. Nhiệt độ trong buồng sơ cấp đạt tối thiểu 650°C, trong khi nhiệt độ ở buồng thứ cấp phải lớn hơn 1050°C cho rác công nghiệp thông thường và trên 1200°C cho rác công nghiệp nguy hại.
  • Hệ thống làm mát khí: Bao gồm bộ làm mát bằng nước, thiết bị thu nhiệt từ khói thải, quạt gió và bơm cấp nước.
  • Bộ phận xử lý khí thải và hệ thống đập quán tính: Gồm một xyclon ướt, vật liệu đệm bằng sành sứ, quạt hút, bơm nước, bơm áp lực cao để phun sương, và thiết bị hấp phụ khí. Khí thải sẽ trải qua quy trình phun sương và hấp thụ nhằm giảm thiểu tối đa các loại khí độc hại.
Cấu tạo của lò đốt rác thải công nghiệp
Cấu tạo của lò đốt rác thải công nghiệp
  • Hệ thống ống khói: Thường được chế tạo từ inox với độ dày 4mm. Các loại khí thải sẽ được dẫn qua các ống khói inox có chiều cao trên 20,5m, với nhiệt độ khí thải không vượt quá 180°C.
  • Thiết bị điện: Bao gồm tủ điều khiển, hệ thống đo nhiệt độ (bao gồm cảm biến nhiệt, hiển thị số và áp suất), cùng với hệ thống kiểm soát lò, cấp nước, điện động lực và biến tần cho quạt hút.
  • Hệ thống ống dẫn khí: Được thiết kế hình chữ nhật và làm từ thép inox.
  • Hệ thống đường ống cấp và thu nước: Chủ yếu sử dụng ống thép và ống nhựa.
  • Hệ thống cáp động lực: Hay còn gọi là cáp điều khiển và đo lường.
  • Hệ thống xử lý nước: Đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn loại B trước khi được xả ra môi trường.

Các công nghệ lò đốt rác công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Sự phát triển của ngành khoa học ngày càng hiện đại, ngày càng có nhiều công nghệ lò đốt chất thải được sản xuất, Trong nội dung bài viết bên dưới chính là những công nghệ được áp dụng nhiều nhất hiện nay:

Công nghệ lò đốt thùng quay 

Lò đốt thùng quay thường có cấu tạo hình trụ, được đặt nằm ngang hoặc nghiêng một góc so với mặt ngang hay mặt thẳng đứng, áp dụng cho tất cả các loại rác thải ở dạng rắn, khí, lỏng và bùn. Vận tốc của lò đốt thùng quay đạt 0.5 – 1 vòng/phút, thời gian lưu chất thải đạt từ 0.5 – 1.5 giờ đối với lượng chất thải nạp vào chiếm 20% của thể tích lò, nhiệt độ trong lò có thể lên tới 1.400 độ C.

Công nghệ lò đốt 2 cấp

Cấu tạo của lò đốt 2 cấp phụ thuộc vào loại rác thải công nghiệp, gia đình, rắn hay rác thải nguy hại. Tuy nhiên, cấu tạo cơ bản của lò gồm thành vòi, buồng đốt sơ cấp, vòi đốt, buồng đốt thứ cấp, buồng làm mát, buồng lưu nhiệt, hệ thống xử lý khói, hệ thống điều khiển.

Công nghệ lò đốt 2 cấp 
Công nghệ lò đốt 2 cấp 

Nhiệt độ khi đốt trong lò có thể đạt tới 650 – 1.000 độ C, vì thế có thể xử lý được luôn rác thải còn ướt. Ban đầu sẽ đốt ở buồng sơ cấp, lúc này chưa khử hết tro, bụi và các loại khí, nhưng đến khi chuyển đến buồng khí đốt thứ 2 thì tất cả các chất này được triệt tiêu hoàn toàn.

Công nghệ lò đốt rác không khói

Công nghệ lò đốt rác không khói tiêu biểu nhất đó là công nghệ Plasma. Là công nghệ tân tiến, được nhiều chuyên gia môi trường đánh giá cao vì các khí đốt và khói phát sinh từ chất thải trong quá trình đốt không phát tán ra ngoài nên không gây tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là với môi trường không khí. Khí thải thu được quá trình đốt có thể tận dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất điện và tro than thì dùng làm vật liệu xây dựng.

Công nghệ lò đốt tầng sôi

Lò đốt tầng sôi là công nghệ đốt chất thải khí, bùn và chất lỏng, nhiệt độ vận hành của thiết bị này là khoảng 760 tới 870 độ C và lượng khí cần được cấp dư khi so với lý thuyết trung bình từ 25 tới 150%.

Ưu điểm của công nghệ lò đốt này là nhiệt đốt cháy của chất thải rất cao và ổn định, ít sinh ra bụi. Nhược điểm của nó là khó tách phần không cháy được, có nguy cơ phá hủy lớp đệp rất cao, cần được bảo trì nhiều lần.

Công nghệ lò đốt gi/vỉ cố định

Cơ chế giống với của công nghệ lò đốt thùng quay, điểm khác biệt giữa chúng là không có phần di động. Ở buồng thứ cấp, để quá trình phân hủy và cháy diễn ra , lượng khí cung cấp cần phải đạt từ 50 – 80% lượng khí yêu cầu. Khi đến buồng thứ cấp, lượng khí phải tăng lên từ 100 – 200% so với lý thuyết.

Công nghệ lò hơi

Hệ thống lò đốt rác thải này được áp dụng cho tất cả các chất thải có nhiệt trị cao, được sử dụng như là nhiên liệu cho lò hơi. Tuy nhiên khi áp dụng công nghệ này cần chú ý đến vấn đề xử lý khí thải trong quá trình đốt, nếu xử lý không được tốt sẽ dẫn đến việc hình thành lên các sản phẩm phụ và chứa khí độc hại.

Công nghệ lò hơi 
Công nghệ lò hơi 

Ưu điểm và nhược điểm của lò đốt rác thải công nghiệp

Ưu điểm:

  • Tiêu hủy hiệu quả: Lò đốt có khả năng phá hủy chất thải nguy hại và rắn công nghiệp một cách hiệu quả, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • Giảm khí thải: Công nghệ lò đốt giúp giảm lượng khí thải ra môi trường so với việc chôn lấp chất thải.
  • Tái sử dụng nhiệt: Lò đốt có thể thu hồi nhiệt từ quá trình đốt để sử dụng lại, tối ưu hóa hiệu suất.

Nhược điểm:

  • Khí thải độc hại: Mặc dù lò đốt giảm khí thải, nhưng vẫn tồn tại khí thải độc hại như dioxin và furan.
  • Chi phí đầu tư và vận hành: Xây dựng và duy trì lò đốt đòi hỏi đầu tư lớn và chi phí vận hành cao.
  • An toàn lao động: Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động khi vận hành lò đốt.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!