Lò hơi công nghiệp hay nồi hơi công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các khu công nghiệp, xưởng, nhà máy. Lò hơi (nồi hơi ) công nghiệp là một thiết bị sử dụng các nguồn nhiên liệu đầu vào thông qua quá trình đốt cháy sản xuất ra hơi nước để cung cấp cho các thiết bị , các loại máy móc khác. Lò hơi công nghiệp thường được dùng để phục vụ các ngành công nghiệp thường xuyên phải sử dụng đến nhiệt như: giấy, dệt , nhuộm, may mặc, giặt là, sấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,…
Cùng GDP Group tìm hiểu ngay nhé!

Nồi hơi công nghiệp là gì?
Lò hơi công nghiệp hay gọi là nồi hơi, là thiết bị sử dụng nhiên liệu đốt cháy để đun sôi nước tạo thành hơi nước. Lượng nhiệt được được tạo ra sử dụng cho trong nhiều lĩnh vực, nhà máy, điển hình như: sấy, nhuộm, đun nấu, chạy tuabin…
Nồi hơi công nghiệp có thể đẩy áp suất lên cao hơn nhiều so với nồi áp suất. Là thiết bị quan trọng, ứng dụng cho hầu hết các ngành công nghiệp mũi nhọn trong nước. Đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp nhiệt lượng, hơi nước cho các hệ thống máy móc cần sử dụng tới hơi nước.
Tuỳ thuộc vào từng loại lò hơi, người ta có thể sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau cho quá trình đốt cháy như chất rắn (than, củi..), chất lỏng (dầu..), khí (gas). Cùng tìm hiểu các loại lò hơi công nghiệp phổ biến dưới đây.
Đặc điểm của nồi hơi công nghiệp
Thông số hơi của lò hơi – nồi hơi:
Đối với lò hơi – nồi hơi của nhà máy điện, hơi sản xuất ra là quá nhiệt nên thông hơi của lò được biểu thị bằng áp suất và nhiệt độ hơi quá nhiệt: Pqn (Mpa), tqn (0C).
Sản lượng của lò hơi – nồi hơi:
Sản lượng hơi của lò là lượng hơi mà lò sản xuất ra được trong một đơn vị thời gian (Kg/h hoặc Tấn/h). Thường dùng 3 khái niệm sản lượng.

Sàn lượng hơi định mức (Ddm): Là sản lượng hơi lớn nhất lò hơi có thể đạt được, đảm bảo vận hành trong thời gian lâu dài. Ổn định với các thông số hơi đã cho mà không phá hủy hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của lò hơi – nồi hơi.
Sản lượng hơi cực đại (Ddm): Là sản lượng hơi lớn nhất mà lò hơi – nồi hơi có thể đạt được, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa là lò hơi – nồi hơi không thể làm việc lâu dài với sản lượng hơi cực đại đạt được. Sản lượng hơi cực đại bằng:
Dmax = (1,1 – 1,2) Ddm
Hiệu suất của lò hơi – nồi hơi
Hiệu suất của lò hơi – nồi hơi là tỷ số giữa lượng nhiệt mà môi chất hấp thụ được (hay gọi là nhiệt lượng có ích) với lượng nhiệt cung cấp cho lò hơi – nồi hơi.
Nhiệt thế thể tích của buồng lửa
Nhiệt thể thể tích của buồng lửa là nhiệt sinh ra trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị thể tích của buồng lửa
Nhiệt thế diện tích trên ghi
Nhiệt thế diện tích trên thanh ghi là nhiệt lượng sinh ra trong một đơn vị thời gian trên 1 đơn vị diện tích bề mặt của ghi
Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi
Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi là khả năng bốc hơi của một đơn vị diện tích bề mặt đốt (bề mặt sinh hơi) trong một đơn vị thời gian, ký hiệu là S
Ưu điểm hệ thống nồi hơi công nghiệp
- Hiệu suất rất cao, lên đến ~90%. Với hiệu suất nêu trên thì khả năng vận hành của nồi hơi công nghiệp sẽ đáp ứng được hầu như yêu cầu của mọi quy trình sản xuất, thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
- Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, an toàn: Giảm các công việc sử dụng sức lực, giảm thiểu các hoạt động sản xuất thủ công.

- Đáp ứng đủ nguồn hơi cần sử dụng: Mỗi loại quy trình sản xuất sẽ cần một lượng hơi nhât định, tùy thuộc vào đó mà sử dụng loại lò hơi công suất khác nhau.
- Không tạo ra khói bụi và tiếng ồn khi hoạt động: Nồi hơi công nghiệp đạt tiêu chuẩn khi vận hành sẽ không tạo ra khói, bụi, tiếng ồn. Ngày nay, các loại lò hơi đã được cải tiến hơn so với trước đây. Mọi quy trình hoạt động trong lò hơi diễn ra êm ái, nhịp nhàng, không tạo ra tiếng động làm ảnh hưởng không gian xung quanh.
- Tiết kiệm chi phí nhiên liệu: Lò hơi vận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có, giá thành rẻ như than, củi, gỗ, trấu,… để phục vụ quá trình tạo nhiệt sinh hơi, tạo hơi. Nhờ vậy mà tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Thiết kế hệ thống nhỏ gọn: Thu gọn hệ thống là một bước tiến nổi bật về mặt kỹ thuật của lò hơi hiện đại so với truyền thống. Trước đây, nồi hơi rất to, cồng kềnh, nhiều chi tiết hệ thống rất khó vận chuyển. Ngày nay được cải tiến nhỏ gọn, nhẹ hơn nhiều. Thuận tiện vận chuyển và tiết kiệm diện tích xưởng sản xuất.
Các tiêu chí lựa chọn nồi hơi công nghiệp
Trước khi lựa chọn nồi hơi phù hợp, doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố như:
- Nhu cầu sử dụng năng lượng: Khối lượng hơi cần thiết mỗi giờ.
- Chi phí vận hành: Bao gồm giá nhiên liệu, chi phí bảo trì và sửa chữa.
- Mức độ an toàn và tuân thủ tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường cần được đảm bảo trong quá trình sử dụng.
- Khả năng bảo trì và tuổi thọ thiết bị: Đảm bảo dễ dàng trong việc bảo dưỡng và có độ bền cao.
Ứng dụng của nồi hơi công nghiệp
Lò hơi công nghiệp là thiết bị công nghiệp được dùng rộng rãi trong các nhà máy; xí nghiệp nhờ khả năng sinh và dẫn nguồn nhiệt (hơi) chính là nguồn cung cấp nhiệt chính đến các thiết bị; máy móc cần sử dụng nhiệt:
- Lò hơi công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong một số nhà máy như: Sản xuất bánh kẹo; nhà máy sản xuất thức ăn cho gia súc;…
- Ngoài ra lò hơi còn được sử dụng để đun nấu và thanh trùng thực phẩm như nước mắm, nước tương; dầu thực vật, nước giải khát…
- Lò hơi đóng vai trò tiệt trùng trong quy trình của một số ngành như y tế, xử lý môi trường, in ấn, hóa chất, dệt may, sản xuất cao su; nhựa và chất dẻo,…
- Cũng trong ngành công nghiệp; nồi hơi được sử dụng như nguồn cung cấp nhiệt để vận hành một số thiết bị máy móc.