Trong các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiệt độ cao và ổn định như sản xuất giấy, in bao bì, thực phẩm, dệt nhuộm, hóa chất, việc lựa chọn hệ thống gia nhiệt phù hợp là yếu tố quan trọng để tối ưu chi phí và hiệu suất. Lò dầu tải nhiệt chính là giải pháp được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhờ khả năng cung cấp nhiệt ổn định, tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo an toàn vận hành.
Vậy lò dầu tải nhiệt là gì? Có những loại lò dầu tải nhiệt nào trên thị trường? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu và nhược điểm ra sao? Hãy cùng GDP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Đọc thêm: Dự Án Cung Cấp Lò Dầu Tải Nhiệt Tầng Sôi Cho Nhà Máy In Bao Bì
1. Lò Dầu Tải Nhiệt Là Gì?
Lò dầu tải nhiệt là thiết bị sử dụng dầu truyền nhiệt làm môi chất trung gian để cấp nhiệt cho các quá trình sản xuất công nghiệp. Khác với lò hơi sử dụng nước hoặc hơi nước làm môi chất, lò dầu tải nhiệt cho phép truyền nhiệt ở nhiệt độ cao (lên đến 400°C) mà không cần áp suất cao, giúp an toàn và hiệu quả hơn.
Dầu tải nhiệt trong hệ thống có thành phần gồm 85% dầu gốc cao cấp và 15% phụ gia chuyên dụng, giúp tăng khả năng truyền nhiệt và kéo dài tuổi thọ của dầu.
Hệ thống hoạt động theo nguyên tắc gia nhiệt tuần hoàn, trong đó dầu tải nhiệt được bơm liên tục qua buồng đốt, hấp thụ nhiệt lượng và truyền đến nơi tiêu thụ.
2. Nguyên Lý Hoạt Động Của Lò Dầu Tải Nhiệt

Chu trình vận hành của lò dầu tải nhiệt bao gồm các bước sau:
- Dầu tải nhiệt từ bồn chứa được bơm vào hệ thống ống xoắn, đặt trong vùng đối lưu và bức xạ của buồng lửa.
- Dưới tác động của nhiệt lượng, dầu tải được gia nhiệt đến nhiệt độ mong muốn.
- Máy bơm tuần hoàn đẩy dầu nóng đến hệ thống trao đổi nhiệt tại nơi tiêu thụ.
- Sau khi truyền nhiệt, dầu nguội trở lại bồn chứa, tiếp tục chu trình tuần hoàn.
- Lượng khí thải và tro bụi từ buồng đốt được xử lý qua hệ thống lọc khói trước khi thải ra môi trường.
3. Cấu Tạo Của Lò Dầu Tải Nhiệt
Hệ thống lò dầu tải nhiệt bao gồm các bộ phận chính sau:
- Hệ thống cấp nhiên liệu: Cung cấp nhiên liệu đốt như than, dầu diesel, khí LPG hoặc biomass.
- Buồng đốt: Khu vực đốt nhiên liệu, sinh nhiệt để truyền vào dầu tải.
- Thân lò: Nơi đặt các ống xoắn dẫn dầu, chịu áp lực và nhiệt độ cao.
- Hệ thống cấp gió và bộ sấy không khí: Đảm bảo quá trình đốt cháy hiệu quả.
- Hệ thống thu gom tro xỉ: Loại bỏ tro, xỉ thải ra sau khi đốt nhiên liệu.
- Hệ thống xử lý khí thải: Lọc bụi và giảm ô nhiễm trước khi khí thải ra môi trường.
4. Phân loại lò dầu tải nhiệt
4.1. Lò dầu tải nhiệt tầng sôi

Đây là thiết bị sử dụng buồng đốt kiểu tầng sôi để đốt nhiên liệu.
Đặc điểm:
- Sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau, đặc biệt là các phụ phẩm và phế thải từ ngành nông – lâm nghiệp như trấu, mùn cưa, vỏ hạt điều, vỏ cây, rác thải…
- Giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu do giá thành thấp.
- Hiệu suất cao hơn so với các loại lò dầu khác.
- Công suất có thể đạt trên 50 tấn/giờ.
- Hoạt động của các bộ phận chính:Hệ thống cấp liệu: Điều khiển tự động, bao gồm băng tải, gầu tải, vít tải, phễu chứa nhiên liệu.
- Buồng đốt: Nhiên liệu từ phễu chứa được cấp gió thổi vào buồng đốt và rải đều trên ghi. Quá trình cháy diễn ra liên tục, tạo nhiệt lượng lớn.
- Xử lý tro bụi: Tro bụi sau quá trình cháy được đưa qua bộ sấy không khí, hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
- Thân lò dầu tải nhiệt: Được đặt phía trên buồng đốt, gồm các ống trao đổi nhiệt chứa dầu. Dầu trong ống nhận nhiệt từ buồng đốt và nóng dần lên đến 400°C, sau đó được bơm tuần hoàn đến nơi tiêu thụ nhiệt.
4.2. Lò dầu tải nhiệt ghi xích

Đây là thiết bị sử dụng buồng đốt ghi xích để đốt nhiên liệu, với cấu tạo buồng đốt khác biệt so với lò tầng sôi.
Đặc điểm:
- Công suất đạt đến 18 GCal/giờ.
- Nhiên liệu chủ yếu là than đá, than củi có kích thước không quá nhỏ.
- Phù hợp với các nhà máy quy mô vừa và nhỏ do kích thước buồng đốt hạn chế.
- Hoạt động của các bộ phận chính:Hệ thống cấp liệu: Bao gồm xe xúc, phễu chứa nhiên liệu, gàu tải, băng tải, vít tải… Hoạt động linh động, định lượng và tự động.
- Buồng đốt: Nhiên liệu từ phễu cấp liệu được rải đều trên ghi xích. Ghi xích chuyển động từ từ đưa nhiên liệu vào lò đốt, đảm bảo cháy hoàn toàn. Tro xỉ còn lại được thu gom vào hố chứa.
- Hệ thống quạt gió: Quạt cấp gió thổi không khí lạnh vào hệ thống sấy nóng, sau đó đi vào buồng đốt để duy trì quá trình cháy.
- Thân lò dầu: Được đặt phía trên buồng đốt, chứa các ống dầu truyền nhiệt. Dầu bên trong hấp thụ nhiệt và tăng nhiệt độ lên đến 400°C, sau đó được đưa đến hệ thống tiêu thụ nhiệt.
- Hệ thống xử lý khí thải: Khói và tro bụi được đưa qua bộ sấy không khí, tiếp tục qua bộ lọc cyclone thu hồi tro bụi. Sau đó, khói thải đi qua tháp dập bụi và bể lắng để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
5. Ưu và nhược điểm của lò dầu tải điện

Ưu điểm của lò dầu tải nhiệt:
- Không bị ăn mòn, đóng cặn hay bám bẩn trong khu vực trao đổi nhiệt.
- Giảm chi phí lắp đặt và sửa chữa hệ thống đường ống.
- Cấu tạo đơn giản, vận hành dễ dàng, hoàn toàn tự động.
- Chi phí bảo trì thấp, không cần hóa chất xử lý.
- Nhiệt độ dầu có thể đạt đến 400°C với áp suất thấp, tiết kiệm chi phí lắp đặt.
- Hiệu suất tạo và trao đổi nhiệt cao hơn lò hơi.
- Tuổi thọ cao, nhiệt độ dầu ổn định.
Nhược điểm của lò dầu tải nhiệt:
- Cần đảm bảo quy trình thiết kế và vận hành an toàn.
- Phải kiểm tra chất lượng dầu tải định kỳ 6 tháng/lần.
- Chi phí mua dầu truyền nhiệt cao.
- Mức độ an toàn nhiệt khi vận hành thấp hơn lò hơi.
6. Ứng Dụng Của Lò Dầu Tải Nhiệt Trong Công Nghiệp

Lò dầu tải nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong các ngành yêu cầu nhiệt độ cao và ổn định, như:
- Công nghiệp giấy và in bao bì: Sấy khô, gia nhiệt.
- Dệt nhuộm: Cung cấp nhiệt cho quá trình nhuộm vải.
- Thực phẩm: Gia nhiệt trong sản xuất dầu ăn, bánh kẹo.
- Hóa chất: Cấp nhiệt trong quá trình phản ứng hóa học.
Với những ưu điểm như hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu, vận hành ổn định, lò dầu tải nhiệt ngày càng trở thành giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp sản xuất.
Nếu bạn đang quan tâm đến dòng sản phẩm này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT XANH GDP
Nhà máy: CCN Mả Ông, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: 0983 14 6666
Email : dungbk1102@gmail.com
Website : gdpgroup.vn