Cũng như các loại lò hơi đốt than khác, lò hơi đốt than ống nước dạng đứng sử dụng nhiên liệu đốt là than, củi, mùn cưa, trấu…để tạo nhiệt, cấp hơi. Lò hơi đốt than ống nước dạng tổ hợp có thiết kế gồm nhiều dạng khác nhau được lắp đặt tạo nên tổng thể lò hơi. Cùng GDP tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu sơ bộ về lò hơi đốt than (nồi hơi đốt than)
Lò hơi đốt than (nồi hơi đốt than) là loại lò hơi sử dụng than là nguyên liệu chính để đun sôi và chuyển hóa nước thành hơi. Trước đây, nồi hơi đốt than sử dụng chủ yếu cho động cơ tàu thủy và tàu hỏa. Hiện nay, con người sử dụng nó ngày càng phổ biến và ứng dụng rộng rãi hơn. Do đó, lò hơi được sản xuất với đa dạng hình dáng, kích cỡ theo yêu cầu của người sử dụng.
Lò hơi đốt than do có nhiệt độ và áp suất cao nên phải sử dụng vật liệu sản xuất có khả năng chịu nhiệt tốt. Để tiện cho người dùng lựa chọn loại lò phù hợp, nó được phân làm 3 loại chính:
- Lò hơi đốt than ghi xích
- Lò hơi ghi tĩnh
- Lò hơi tầng sôi
Cấu tạo chung của nồi hơi đốt than dạng tổ hợp
Thân lò vẫn được thiết kế với dạng viên trụ quen thuộc. Ống lò được lắp đặt trong thân lò, luôn được làm mát bởi hệ thống cấp nước và làm mát tự động. Tuy nhiên, buồng đốt lại nằm bên ngoài thân lò, tạo nên hình dạng lò hơi tổ hợp đúng với tên gọi của nó. Xung quanh buồng đốt này được bố trí rất nhiều ống bức xạ để có thể hấp thụ và truyền được lượng nhiệt lớn để sinh hơi. Tổng diện tích tiếp nhiệt của lò hơi đốt than ống nước dạng tổ hợp là rất lớn. Bao gồm diện tích các ống lửa, ống bức xạ và diện tích ống lò.

- Loại lò hơi này không yêu cầu lượng nước lớn do các diện tích tiếp nhiệt mở rộng, có thể tận dụng tối đa lượng nước đun sôi để tạo nhiệt, sinh hơi.
- Một số thông số kĩ thuật của lò hơi đốt than ống nước dạng tổ hợp:
- Năng suất sinh hơi: từ 750 đến 10000 kg/h
- Áp suất làm việc tối đa: 10 kg/cm2
- Nhiệt độ hơi bão hòa: 183 độ C
Đặc điểm kỹ thuật của nồi hơi đốt than dạng tổ hợp
- Kiểu ống nước tuần hoàn tự nhiên.
- 2 ba-lông bố trí theo chiều ngang.
- Ghi tĩnh.
- Cấp than, thải xỉ: thủ công.
- Hiệu suất lò: 75 – 78%.
- Nhiên liệu đốt: Than cục, than cám, củi…
Điểm khác nhau giữa nồi tổ hợp và buồng đốt phụ
Nồi tổ hợp | Buồng đốt phụ |
Thể tích buồng đốt được thiết kế cao, sự hấp thụ và truyền nhiệt được triệt để và cháy kiệt nhiên liệu vừa giảm suất tiêu hao nhiên liệu | Lò hơi buồng đốt phụ là loại 2 thân tách rời nhau nên khả năng cấp nước từ balong tới buồng đốt phụ kém hơn so với nồi tổ hợp dẫn tới nguy cơ hỏng, biến dạng ống là cao hơn so với nồi tổ hợp |
Kích thước lò nhỏ gọn hơn so với buồng đốt phụ, phù hợp với các loại củi khúc, than, mùn cưa ép…với thiết kế chắc chắn và tuổi thọ cao hơn so với các kiểu nồi khác | Thể tích buồng đốt phụ lớn, phù hợp cho các loại nhiên liệu đốt như củi cây, củi khúc to… |
Lò hơi tổ hợp (lò 1 cục) vệ sinh tro bụi trong ống lửa sẽ ở độ cao thấp hơn lò buồng đốt phụ nên sẽ an toan hơn, tránh được rủi ro, bảo trì, bảo dưỡng thuận tiện, dễ dàng thao tác hơn | Lò buồng đốt phụ khi vệ sinh thao tác sẽ khó khăn hơn do buồng đốt cao hơn, không an toàn cho người thao tác |
Khả năng cháy kiệt của nhiên liệu cao hơn do nhiên liệu được đốt ở dưới bệ lò sau đó được cháy kiệt ở buồng bức xạ của lò | Buồng đốt phụ do ALDA chế tạo với thiết kế mới có vách ngăn lửa, giảm thiểu được khói bụi ra môi trường*, đường đi khói dài |
Các ống trao đổi nhiệt phía trong lò được uốn cong nên dàng giãn nở nhiệt | |
Kiểu lò đốt bụng trực tiếp, diện tích tiếp nhiệt nhanh, sinh hơn nhanh, hành trình của khói được lưu thông qua các hành trình nhằm tăng cường truyền nhiệt, đường đi thoáng, không bị tắc | |
Lò tổ hợp được bố trí nhiều cửa vệ sinh nên dễ dàng vệ sinh ống góp, thân balong cũng như khoang lấy tro bụi |
Các phương pháp bảo dưỡng nồi hơi đốt than
Phương pháp bảo dưỡng khô
Phương pháp này thường áp dụng cho nồi hơi ngưng vận hành trên 1 tháng. Sau khi vận hành nồi xong thì mở các van ra tháo nước trong lò hơi, rửa sạch nồi bằng nước và sấy khô. Mở cửa vệ sinh trên thân nồi dùng vôi sống (8-10 kg) với hạt kích thước 10-30mm đặt trên mân nhôm đưa vào nồi hơi. Đóng các van lại, cứ 3 tháng kiểm tra một lần, nếu có vôi nở thành bột thì thay cái mới.

Phương pháp bảo dưỡng ướt
Phương pháp này thường áp dụng cho nồi hơi ngưng vận hành dưới 1 tháng. Sau khi sử dụng xong lò thì tháo hết nước trong nồi ra rửa sạch cáu cặn trong lò, cho nước đã xử lý vào nồi, đốt nồi tăng dần nhiệt độ nước lên 100 độ C. Mở van an toàn thoát khí, đóng các van còn lại và dập lửa.