Lò hơi là “trái tim” của nhiều hệ thống công nghiệp, đảm bảo cung cấp năng lượng nhiệt ổn định để vận hành dây chuyền sản xuất. Nhưng liệu bạn có biết, chất lượng nước cấp cho nồi hơi quyết định trực tiếp đến hiệu suất, tuổi thọ và an toàn của hệ thống?
Nếu không được xử lý đúng cách, nước có thể gây ra cáu cặn, ăn mòn và thậm chí là những rủi ro nghiêm trọng như hỏng hóc hoặc tai nạn. Vậy lý do cụ thể nào khiến việc xử lý nước cho nồi hơi trở thành yếu tố bắt buộc trong bất kỳ hệ thống công nghiệp nào? Hãy cùng GDP Group tìm hiểu tại bài viết này nhé!

Đọc thêm: Sau Bao Lâu Cần Bảo Dưỡng Nồi Hơi 1 Lần?
Lò hơi là gì?
Đầu tiên chúng ta cần biết nồi hơi là gì và sự liên quan giữa lò hơi với hệ thống xử lý nước.
Lò hơi là một loại thiết bị kín có chứa nước, ứng dụng vô cùng lớn trong các ngành sản xuất công nghiệp.
Lò hơi hơi giúp chuyển hóa năng lượng từ quá trình cháy nhiên liệu thành năng lượng của nước thông qua quá trình đổ nhiệt trong lò hơi. Tại đây nước được gia nhiệt nóng lên và chuyển hóa thành hơi nước. Tham gia vào quá trình sinh hơi của lò hơi.
Vậy thì nước dùng cho lò hơi cần những tiêu chuẩn khác biệt gì?
Các tiêu chuẩn đánh giá nước sinh hoạt dùng cho lò hơi
Tiêu chuẩn | Vai trò | Chỉ số cần duy trì |
Độ pH | Đúng chỉ tiêu sẽ đảm bảo sắt thép ko bị ăn mòn trong nước | 6,5 – 8,5 |
Chất rắn hoà tan trong nước TDS (NaCl) | hiển thị chất rắn hòa tan trong nước, nước càng bẩn thì chỉ tiêu này càng cao. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá nguồn nước có sạch hay không | 1000 |
Độ cứng CaCO3, MgCO3 | Các thành phần như Ca2+; Mg2+: quyết định độ rắn của nước | 300 |
Tầm quan trọng của hệ thống xử lý nước cho lò hơi
Hệ thống xử lý nước cho lò hơi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị. Những lý do chính khiến hệ thống xử lý nước trở nên quan trọng bao gồm:

- Ngăn ngừa sự hình thành cáu cặn: Cáu cặn là một trong những vấn đề lớn nhất của lò hơi, gây ra bởi các khoáng chất như canxi và magie. Cáu cặn làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt và có thể dẫn đến hư hỏng các ống dẫn nhiệt.
- Giảm thiểu ăn mòn: Nước không được xử lý đúng cách có thể chứa các chất gây ăn mòn như clorua và sunfat, dẫn đến hư hỏng các bề mặt kim loại của lò hơi.
- Tăng hiệu suất nhiệt: Nước sạch và không chứa cặn bẩn giúp tăng cường hiệu suất truyền nhiệt, giảm tiêu hao năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành.
- Duy trì an toàn vận hành: Lò hơi sử dụng nước không đạt tiêu chuẩn có thể gây ra các vấn đề về an toàn, bao gồm nguy cơ nổ lò do áp suất tăng cao khi các ống dẫn nhiệt bị tắc nghẽn bởi cáu cặn.
Tác hại của cáu cặn bám vào bề mặt ống trao đổi nhiệt trong lò hơi
Khi cáu cặn tích tụ và bám vào thành ống, điều này sẽ cản trở sự tiếp xúc giữa nước và thành ống. Trong quá trình hoạt động, ngọn lửa ở bên ngoài thành ống có nhiệt độ cao, và thông qua thành ống, nhiệt được truyền đến nước bên trong ống để làm nước lấy nhiệt và duy trì nhiệt độ của thành ống ở một mức thấp nhất định.
Tuy nhiên, khi cáu cặn ngăn chặn sự tiếp xúc giữa nước và thành ống, nhiệt độ của thành ống sẽ tăng lên gần bằng với nhiệt độ của ngọn lửa bên ngoài. Điều này dẫn đến việc ống bị gia nhiệt với nhiệt độ cao, kéo dài thời gian nung nóng, từ đó thay đổi cơ tính của thép và giảm độ cứng của ống, đồng thời làm giảm khả năng chịu lực của nó.

Một tác động nghiêm trọng khác của cáu cặn là tạo áp suất trong lò hơi. Áp suất này có thể làm vỡ các thành ống và gây sự cố nổ đường sinh hơi của lò hơi. Những sự cố như vậy có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng, khi có nguy cơ bị bỏng nặng và đe dọa tính mạng.
Ngoài ra, nếu không xử lý nước cấp lò hơi, cáu cặn cũng cản trở quá trình truyền nhiệt, làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước trong lò hơi. Điều này dẫn đến việc cần phải tạo ra nhiều nhiệt để đạt được áp suất yêu cầu trong lò hơi. Để duy trì áp suất này, cần tăng lượng nhiên liệu đốt, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và sử dụng nguyên liệu đốt.
Các nguyên tắc xử lý nước cấp lò hơi
Các nguyên tắc chủ yếu trong việc xử lý nước cấp cho lò hơi liên quan đến việc đun nóng nước trong lò. Khi nước bay hơi, các chất khoáng và cặn bẩn từ nguồn nước đầu vào sẽ tập trung ở đáy lò. Lò hơi có thể coi như một thiết bị chưng cất, vì khi nước bay hơi, các chất này sẽ còn lại và tạo thành cặn không tan. Quá trình này theo thời gian sẽ tạo ra cặn bám dày trong nồi hơi.

Khi lớp cặn tăng dần trong quá trình hoạt động, có thể gây tắc nghẽn ống và giảm hiệu suất truyền nhiệt. Gây hư hỏng hoặc nguy hiểm bởi nguy cơ nổ. Cặn bẩn cũng có thể gây ăn mòn kim loại và gây rò rỉ ống. Nước cấp cũng có thể chứa các khí hòa tan như CO2 và Oxy. Khi đun nóng nước, Oxy có thể gây oxi hóa kim loại và làm giảm độ bền của chúng.
Nguyên lý và tiêu chuẩn xử lý nước cấp lò hơi

Quy trình xử lý nước cho lò hơi tập trung vào việc ngăn ngừa tạo cặn bám trong nồi hơi. Hai phương pháp chính là làm mềm nước cấp và nâng pH để ngăn cản quá trình tạo cặn. Làm mềm nước cứng thường dựa vào quá trình trao đổi ion để khử ion hóa trị II. Nâng pH thường sử dụng xút NaOH để kiềm hóa nước mềm cấp cho lò hơi.
Xử lý nước cấp lò hơi cần tuân theo những tiêu chuẩn về chất lượng nước cấp lò hơi để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống. Bảng tiêu chuẩn nước cấp lò hơi cung cấp các thông số tiêu chuẩn như áp suất, pH, độ cứng, hàm lượng oxy, và các chất khác.
Quy trình cơ bản khi xử lý nước cấp lò hơi
Địa chỉ mua nồi hơi uy tín, chất lượng?
Nếu bạn đang có nhu cầu về nồi hơi, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp bạn.

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT XANH GDP
Nhà máy: CCN Mả Ông, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: 0983 14 6666
Email : dungbk1102@gmail.com
Website : gdpgroup.vn