Ứng dụng của bồn chứa khí lỏng LPG

Bồn chứa LPG là thiết bị chuyên dụng dùng để chứa khí dầu mỏ hóa lỏng – LPG, phục vụ trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Cùng GDP Group tìm hiểu bồn chứa khí lỏng LPG là gì nhé!

Ứng dụng của bồn chứa khí lỏng LPG
Ứng dụng của bồn chứa khí lỏng LPG

Khái niệm bồn chứa LPG hay bồn chứa gas công nghiệp là gì?

LPG là viết tắt của Liquid Petroleum Gas, là một hỗn hợp khí hydrocarbon chủ yếu gồm khí Propane (C3H8) và Butane (C4H10). Khí LPG thường được gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng, và tồn tại ở dạng khí dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và thuận tiện trong việc vận chuyển và sử dụng, LPG thường được nén ở áp suất cao và lưu trữ trong các bồn chứa hoặc bình chứa khí hóa lỏng.

Bồn chứa LPG (bồn chứa gas công nghiệp, bồn chứa khí hóa lỏng, hoặc bồn chứa khí nén) là thiết bị chuyền dùng để chứa khí LPG. Do LPG là một loại môi chất dễ cháy nổ, tính nguy hiểm cao nên yêu cầu công tác vận chuyển, sử dụng phải được kiểm định an toàn nghiêm ngặt. Trong đó, các loại bồn chứa khí hóa lỏng chính là yêu cầu bắt buộc phải có để đảm bảo an toàn lao động theo quy định của Bộ Công thương.

Khái niệm bồn chứa LPG hay bồn chứa gas công nghiệp là gì?
Khái niệm bồn chứa LPG hay bồn chứa gas công nghiệp là gì?

Bồn chứa khí hóa lỏng được chia làm 2 loại chính dựa vào mục đích sử dụng:

  • Bồn chứa đặt nổi.
  • Bồn chứa đặt chìm.
  • Bồn chứa đắp đất.

Cấu tạo của bồn chứa LPG 

  • Thân bồn: Thì thường có hình trụ tròn và chúng sẽ được thiết kế thành ba lớp: lớp vỏ kim loại ở ngoài, có lớp chân không cách nhiệt ở giữa và ở lớp vỏ chứa khí bên trong giúp cách nhiệt để giúp hạn chế hiện tượng gas lỏng giãn nở do ị tăng nhiệt độ.
  • Nắp bồn: thường có hình dạng phẳng, dạng chỏm hoặc là dạng nón giúp tăng khả năng chịu áp lực của các bồn chứa.
  • Đáy bồn: thường sẽ có hình dáng và kết cấu sẽ tương tự với nắp bồn.
  • Chân bồn: thường sẽ được thiết kế dạng chân tròn hoặc chân chữ L để  giúp nâng đỡ toàn bộ chiếc bồn chứa LPG.

Thông số kỹ thuật bồn khí công nghiệp

TIÊU CHUẨN THÔNG SỐ
Dung tích 10 – 100 tấn (18-180 m3)
Áp suất làm việc 12 – 15 bar
Áp suất thử 20 – 27 bar
Nhiệt độ môi trường -10 đến 50 độ
  • Bồn cao áp bồn 2 lớp: Bồn Nitơ , Bồn Oxy, Bòn Argon, Bồn CO2 :
  • Sản xuất lắp đặt Bồn 2 lớp: Bồn Nitơ, Bồn Oxy, Bồn Argon, Bồn CO2 lỏng, Xe bồn vận chuyển khí Nitơ, khí Oxy, Khí Argon, Khí CO2 lỏng
  • Trạm bồn phân phối khí, Trạm chiết nạp Nitơ Oxy Argon CO2.
  • Chất liệu: Thép không gỉ
  • Sử dung: Bồn chứa Khí Nitơ – Oxy – Argon lỏng
  • Sản xuất, lắp đặt trạm gas Lpg, Nitơ, Oxy, CO2, Argon

Ứng dụng của bồn chứa LPG

Bồn chứa gas công nghiệp ( hay còn được gọi là bồn chứa LPG) được áp dụng phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bởi hàng loạt các ưu điểm nổi trội kể trên. Cụ thể, bồn chứa gas được ứng dụng mạnh mẽ trong các ngành:

  • Đối với ngành công nghiệp, nông nghiệp: Bồn chứa gas được sử dụng trong sản xuất các loại mặt hàng mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, luyện kim, mạ kẽm và ứng dụng trong nông nghiệp chính là cung cấp nhiệt cho chăn nuôi, gia súc.
Ứng dụng của bồn chứa LPG
Ứng dụng của bồn chứa LPG
  • Đối với các ngành công nghiệp hóa chất, máy móc thiết bị, công nghiệp đóng tàu, điện tử: Bồn chứa gas cung cấp năng lượng khí trộn hoặc khí đốt hoặc khí trộn, cắt kim loại, gia công cơ khí,…
  • Ứng dụng trong các nghiên cứu khoa học và một số ngành khác
  • Ứng dụng trong sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, gạch men, … Nhìn chung, đây là nguồn tiêu thụ LPG quan trọng ở Việt Nam

Quy định cơ bản về tiêu chuẩn của bồn chứa LPG

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QCVN:10-2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.
  • QTKĐ 03:2017/BCT, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
  • TCVN 8366: 2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
  • TCVN6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
  • TCVN6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử
  • TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
  • TCVN 7441:2004, Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng – LPG tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành
  • TCVN 6486:2008, Khí đốt hóa lỏng -LPG. Tồn chứa dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt
Quy định cơ bản về tiêu chuẩn của bồn chứa LPG
Quy định cơ bản về tiêu chuẩn của bồn chứa LPG

Ngoài ra, tùy từng trường hợp riêng biệt có thể đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không thấp hơn mức quy định trong nước.

Quá trình thiết kế, lắp đặt và vận hành bồn chứa LPG đòi hỏi độ an toàn rất cao để hạn chế các sự cố cháy nổ nghiêm trọng có thể xảy ra. Vì vậy, theo khoản 3, điều 3 của của QCVN 10/2012/BCT do Bộ Công Thương ban hành đã quy định cụ thể về độ an toàn của trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng. Theo đó, quá trình xây dựng bồn chứa LPG phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Bên cạnh đó, quá trình sử dụng bồn chứa LPG cũng cần được giám sát nghiêm ngặt và được kiểm định với chu kỳ 3 năm 1 lần nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế cháy nổ.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!