Lò hơi điện – Nồi hơi điện là gì?

Nồi hơi điện, còn gọi là lò hơi điện, hiện nay là một trong những thiết bị không thể thiếu đối với nhiều ngành công nghiệp. Với khả năng cung cấp nguồn hơi nước ổn định, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, nồi hơi điện trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà máy, bệnh viện, và nhà hàng. Hiểu rõ về lò hơi điện sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh, từ đó đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất và tối ưu chi phí vận hành. Cùng gdgroup tìm hiểu chi tiết nhé!

Lò hơi điện - Nồi hơi điện là gì?
Lò hơi điện – Nồi hơi điện là gì?

Lò hơi là gì?

Lò hơi là một trong những công cụ quan trọng trong các hoạt động công nghiệp và sản xuất và được sử dụng rộng rãi trong các ngành như sản xuất thép, chế biến thực phẩm, y tế và nhiều ngành công nghiệp khác. Nó có chức năng chuyển hoá năng lượng thành hơi nước với áp suất và nhiệt độ cao bằng cách sử dụng nhiên liệu như dầu, khí đốt, than hoặc năng lượng điện.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại lò hơi khác nhau như: Lò hơi công nghiệp, lò hơi ống nước, lo hơi làm mát… Người ta dựa vào chế độ đốt nhiên liệu trong buồng lửa và chế độ tuần hoàn nước để phần loại lò hơi.

Lò hơi là gì?
Lò hơi là gì?

Các loại lò hơi điện phổ biến

Trên thị lòrường hiện nay, lò hơi điện (nồi hơi điện) được chia thành hai loại chính:

  • Lò hơi điện đứng: Thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với các nhà máy có không gian hạn chế và nhu cầu hơi nước vừa phải.
  • Lò hơi điện nằm: Được sử dụng trong các nhà máy công suất lớn, cung cấp lượng hơi nước ổn định và mạnh mẽ hơn, nhưng chiếm nhiều diện tích hơn.

Nguyên lý hoạt động của lò hơi điện

Nồi hơi điện (lò hơi điện) hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng điện năng để làm nóng điện trở ngâm trong nước. Khi điện trở nóng lên, nước trong nồi sẽ được đun sôi, bốc hơi và tạo ra hơi nước áp suất cao. Hơi nước sau đó được dẫn qua các van để phục vụ cho các quy trình công nghiệp yêu cầu nhiệt.

Hệ thống điều khiển tự động giám sát toàn bộ quá trình, từ cấp nước đến điều chỉnh áp suất và nhiệt độ. Trong trường hợp có sự cố, hệ thống sẽ tự động ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành.

Ưu điểm của lò hơi điện

  • An toàn và thân thiện với môi trường: Sử dụng điện để đốt nóng điện trở tạo ra nguồn nhiệt sinh hơi cho nồi hơi, không có của khí thải phát thải ra môi trường. Thân thiện với môi trường bởi có tính yên lặng và hệ thống làm sạch.
  • Kiểm soát áp suất và cấp nước tự động: Tích hợp nhiều chức năng bảo vệ an toàn khi quá áp, bảo vệ cạn nước với 2 cấp, bảo vệ các sự cố về điện ở trong lò hơi. Van an toàn tự động xả hơi khi nồi hơi gặp sự cố và dẫn đến hiện tượng áp suất trong nồi hơi vượt quá thông số cài đặt. Tích hợp các bộ cảm biến cung cấp nước cho nồi hơi, đảm bảo khi nồi hơi gặp sự cố cạn nước thì hệ thống điều khiển sẽ tự động ngừng nồi hơi và ngưng cấp nước.
Ưu điểm của lò hơi điện
Ưu điểm của lò hơi điện
  • Dễ dàng vận hành và bảo trì: Các bộ vi xử lý thực hiện việc kiểm tra và chẩn đoán và báo cáo vị trí của lỗi. Được trang bị bởi hệ thống van an toàn, được điều chỉnh áp suất để đảm bảo an toàn trong quá trình khi sử dụng. Chi phí bảo trì khá thấp cùng với chi phí điện vừa phải.
  • Kích thước nhỏ và không gây tiếng ồn: Thiết kế tinh tế, nhỏ gọn và kích thước nhỏ. Do đó, nồi hơi điện được đánh giá là phù hợp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu của hơi nước thấp, cụ thể chi tiết là công suất hơi < 300kg/giờ.

Công dụng của lò hơi điện

Lò hơi đang ngày càng trở thành một thiết bị không thể thiếu trong các xí nghiệp và nhà máy sản xuất, đặc biệt là những nơi có nhu cầu sử dụng nguồn nhiệt. Điều này bởi vì lò hơi có rất nhiều công dụng thiết thực và hữu ích, như sau:

  • Lò hơi được sử dụng để sản xuất hơi nước có nhiệt độ và áp suất phù hợp với nhu cầu và mục đích của hệ thống.
  • Nguồn nhiên liệu của lò hơi không gây cháy nên có thể vận hành các loại máy móc và thiết bị mà các nguồn nhiên liệu khác không sử dụng được.
  • Lò hơi phù hợp sử dụng tại các vị trí không cho phép sử dụng nguồn nhiên liệu lửa hoặc điện.
  • Lò hơi có hiệu quả sử dụng cao, cung cấp nguồn hơi nước an toàn và chất lượng, giúp quá trình sản xuất đạt được năng suất cao.
Công dụng của lò hơi điện
Công dụng của lò hơi điện
  • Lò hơi có thể được phân loại đa dạng với nguồn nhiên liệu sử dụng như điện, than, củi hoặc gỗ.
  • Lò hơi phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp phát triển hiện nay như dệt, nhuộm, sấy, thực phẩm, đồ uống.
  • Việc lắp đặt và sử dụng lò hơi để cung cấp hơi và nhiệt có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho hệ thống.

Đọc thêm:

Có Nên Mua Nồi Hơi Điện Không? Ưu nhược điểm là gì?

Nồi Hơi và Lò Hơi Điện Có Khác Nhau Không? Ưu nhược điểm, ứng dụng

Cấu tạo chi tiết của lò hơi điện

Nồi hơi điện, lò hơi điện là gì? Ưu điểm, ứng dụng và hạn chế

Ứng dụng của lò hơi điện trong các ngành công nghiệp

Lò hơi điện (nồi hơi điện) có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp như:

  • Giặt là công nghiệp: Cung cấp hơi nước để ủi và làm sạch quần áo.
  • Ngành thực phẩm: Sử dụng hơi nước để nấu chín và tiệt trùng thực phẩm.
  • Ngành dệt may: Hơi nước giúp làm mềm vải và khử trùng hàng may mặc.
  • Ngành hóa chất: Cung cấp nhiệt độ ổn định cho các quy trình sản xuất hóa chất.

Lưu ý khi vận hành nồi hơi điện, lò hơi điện

Trong quá trình vận hành nồi hơi điện, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn và các quy trình được đưa ra bởi nhà chế tạo. Các lưu ý chung như sau:

  • Nếu như có hiện tượng hư hỏng những bộ phận chịu áp lực của nồi hơi điện gây nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, lò hơi bắt buộc phải ngừng vận hành ngay để sửa chữa đột xuất.
  • Hết hạn sử dụng vận hành nồi hơi điện, phải ngừng vận hành lò để tiến hành kiểm tra, sửa chữa và đăng kiểm để sử dụng tiếp.
  • Việc sửa chữa nồi hơi điện phải do các cá nhân và đơn vị đã được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng quy phạm kỹ thuật an toàn nồi hơi điện hiện hành.
  • Khi gặp các sự cố không khắc phục được, đề nghị liên hệ với nhà cung cấp nồi hơi. Mọi sự cố và khắc phục sự cố phải được ghi vào nhật kí vận hành.
  • Việc thay đổi kết cấu và nguyên lý làm việc của nồi hơi phải được nhà cung cấp nồi hơi chấp thuận. Nếu cơ sở sử dụng tự ý thay đổi, mọi trách nhiệm thuộc về cơ sở đó.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!