Lò đốt rác thải công nghiệp giúp xử lý rác thải nhanh chóng dễ dàng nhằm giúp nền công nghiệp phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh. Đây là thiết bị đang được người ta lựa chọn sử dụng phổ biển bởi các doanh nghiệp. Cùng gdgroup tìm hiểu chi tiết nhé!

Lò đốt rác thải công nghiệp là gì?
Lò đốt rác thải công nghiệp là một hệ thống xử lý rác thải trong công nghiệp bằng cách sử dụng nhiệt để chuyển đổi rác biến thành năng lượng. Nó có chức năng quan trọng trong khâu giải quyết vấn đề môi trường của các doanh nghiệp trong sản xuất và sinh hoạt.
Ngày nay, có nhiều loại lò đốt rác thải trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp trong xu thế phát triển công nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Phổ biến nhất là các loại lò xử lý, lò đốt rác thải, phế phẩm của các ngành công nghiệp.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo chi tiết:
- Buồng đốt sơ cấp
- Buồng đốt thứ cấp
- Buồng lưu nhiệt
- Bộ phận làm mát khí thải và thu hồi nhiệt
- Hệ thống xử lý khí thải và ống khói
- Hệ thống cấp khí
- Tủ điều khiển
- Bộ nạp rác tự động (tự chọn)
- Bộ tháo tro tự động (tự chọn)

Nguyên lý hoạt động lò đốt rác công nghiệp
Lò đốt chất thải công nghiệp là loại lò đốt kiểu đáy tĩnh, được sử dụng khá phổ biến và đốt ở chế độ thiếu khí. Lò có hai buồng đốt: buồng sơ cấp để đốt rác và buồng thứ cấp để đốt khói. Ở buồng sơ cấp không khí được cấp khoảng 50 ¸ 80 % theo tính toán lý thuyết. Quá trình cháy thiếu khí này làm cho những chất hữu cơ bị phân huỷ nhiệt. Khói và các sản phẩm phân huỷ nhiệt là các hyđrocacbon và oxit cacbon sẽ được chuyển sang buồng đốt thứ cấp.
Tại đây, không khí được cấp bổ sung để đảm bảo quá trình cháy hoàn toàn. Các phản ứng cháy và vận tốc rối trong buồng sơ cấp được duy trì ở mức thấp để giảm thiểu việc mang tro bụi sang buồng thứ cấp. Sau đó khí thải được đi qua tháp hấp thụ, buồng hấp phụ để xử lý hết các khí độc hại trước khi thải ra môi trường qua ống khói. Khí thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.
Các loại lò hơi công nghiệp
Lò hơi công nghiệp cung cấp hơi nước có hai loại thường dùng là hơi bão hoà công nghiệp và hơi quá nhiệt.
- Trong đó, nồi hơi công nghiệp dạng hơi quá nhiệt được áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện dùng tuabin hơi để vận hành máy phát điện.
- Lò hơi công nghiệp dạng hơi bão hoà công nghiệp sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến. Điển hình sử dụng cho các nhà máy sản xuất đường, hoá chất, nhà máy dệt may, nhà máy sản xuất rượu bia, thực phẩm, bột ngọt…
Một số dạng lò hơi công nghiệp phổ biến như sau:
Lò hơi tầng sôi
Lò hơi tầng sôi là lò hơi sử dụng việc đốt cháy nhiên liệu trong lớp sôi với những hạt rắn nóng. Chúng được nâng lên lơ lửng trong buồng đốt nhờ vào áp lực của không khí. Lớp nguyên liệu trong buồng dãn nở ra, gia tăng tiếp xúc giữa không khí với nhiên liệu. Các hạt chuyển động tự do, chúng sôi tương tự như chất lỏng. Ở trạng thái này được gọi là lớp sôi (tầng sôi).

Sử dụng lò hơi tầng sôi có ưu điểm là đốt cháy được những nguyên liệu kém chất lượng mà các loại lò hơi khác không làm được. Nhờ vậy tiết kiệm được chi phí nhiên liệu cho lò đốt hơi tầng sôi.
Được ứng dụng phổ biến trong các ngành sản xuất giấy, sản xuất mía đường, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm.
Lò hơi ghi xích (Lò hơi đốt than)
Lò hơi đốt than (lò hơi ghi xích) sử dụng loại nguyên liệu chính là củi, vỏ cây, chất rắn hữu cơ… Ghi là bộ phận kim loại, nơi chất đốt được đặt lên trên bề mặt. Sau đó chạy trực tiếp để sinh nhiệt.
Lò hơi ghi xích có 2 loại là ghi tĩnh và ghi động. Ghi tĩnh là dạng ghi nằm yên, ghi động có chuyển động như băng tải. Chất đốt được cấp vào và cháy trên ghi, hình thành xỉ được đưa ra trên ghi.
Lò hơi đốt trấu
Lò hơi đốt trấu dùng trấu làm nguồn nhiên liệu để đốt cháy. Trấu là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và có thể sinh ra nhiệt cao. Tiết kiệm chi phí vận hành khi sử dụng loại nhiên liệu này. Trấu có thể cấp trực tiếp vào buồng đốt, nhiệt sinh ra được cấp qua hệ thống cấp – phun vào buồng đốt.

Lò dầu tải nhiệt
Lò dầu tải nhiệt là lò hơi sử dụng nhiên nguyên liệu bằng khí hay chất lỏng như dầu, gas cho quá trình đốt cháy. Lò dầu tải nhiệt phổ biến phục vụ cho quá trình sấy ép gỗ, chế biến nông sản, nhuộm, dệt…
Ứng dụng của lò hơi công nghiệp
Ứng dụng lò hơi công nghiệp được dùng rộng rãi và thông dụng trong hầu hết các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất có nhu cầu sử dụng nhiệt từ hơi nóng như:
- Trong ngành điện năng lò hơi giúp tạo ra dòng hơi có động năng cao để tác động lên các cánh quạt tuabin hơi và làm quay tuabin. Kết quả sinh ra điện năng.
- Trong ngành thực phẩm dùng lò hơi đốt dầu hoặc gas để đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và sự ổn định. Với chức năng chính là dùng hơi nước để sản xuất các loại đóng hộp như sữa, thịt, rượu, nước.

- Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm hơi nước từ lò hơi được dùng để thực hiện các công đoạn: nhuộm, hồ, sấy, vải.
- Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy dùng nguồn nhiệt hơi nước để phục vụ các công đoạn: xeo giấy, hấp giấy, sấy giấy.
- Trong ngành chế biến cao su dùng hơi nước từ lò hơi để hấp, sấy.
- Trong ngành chế biến gỗ dùng nhiệt và hơi nước để làm ván ép, xông, sấy gỗ, hấp tẩm dầu.
- Trong lĩnh vực xây dựng, lò hơi có nhiệm vụ giúp sấy nhanh các kết cấu bê tông từ đó giúp tăng nhanh tiến độ sản xuất.
- Trong ngành dịch vụ lò hơi được ứng dụng để sưởi ấm, xông hơi, vệ sinh, tắm hơi.
- Trong ngành giao thông đường biển lò hơi phục vụ sinh hoạt và dòng hơi được tạo ra có tác dụng truyền động năng làm quay tuabin ở chân vịt của tàu thuyền.
Quy trình vận hành lò đốt chất thải công nghiệp
Theo quy định tại tiểu mục 3.1.1 Mục 3.1 Chương 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2012/BTNMT phải xây dựng và thực hiện quy trình vận hành an toàn lò đốt CTCN, trong đó lưu ý các nội dung sau:
– Trừ trường hợp lò đốt CTCN có quy trình hoạt động đặc biệt do nhà sản xuất quy định và được xem xét cụ thể bởi cơ quan cấp phép, quy trình khởi động lò đốt CTCN phải theo trình tự như sau:
- Bước 1: Khởi động hệ thống xử lý khí thải;
- Bước 2: Khởi động và sấy nóng tất cả các vùng đốt. Chỉ được nạp một số loại chất thải không nguy hại có nhiệt trị lớn (như chất thải sinh khối) để thay thế, bổ sung nhiên liệu truyền thống sau khi sử dụng nhiên liệu truyền thống để sấy nóng vùng đốt sơ cấp lên nhiệt độ trên 300 (ba trăm) °C và vùng đốt thứ cấp lên nhiệt độ trên 800 (tám trăm) °C. Các loại chất thải không nguy hại sử dụng trong quá trình khởi động này phải được xác định và ghi rõ trong quy trình;
- Bước 3: Chính thức nạp chất thải vào lò đốt CTCN. Chỉ được nạp chất thải không nguy hại có nhiệt trị nhỏ, chất thải nguy hại khi nhiệt độ các vùng đốt đạt giá trị tương ứng theo quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.

– Quy trình kết thúc hoạt động lò đốt CTCN phải được thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Ngừng nạp chất thải. Tiếp tục đảo trộn chất thải còn lại trong vùng đốt sơ cấp và cấp nhiên liệu (nếu cần thiết) cho đến khi chất thải cháy hoàn toàn;
- Bước 2: Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt sơ cấp sau khi chất thải đã cháy hoàn toàn (không còn dấu hiệu cháy);
- Bước 3: Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt thứ cấp sau khi không còn khói trong vùng đốt sơ cấp và không còn khí thải qua ống khói;
- Bước 4: Ngừng hệ thống xử lý khí thải và kết thúc toàn bộ hoạt động của lò đốt khi nhiệt độ vùng đốt sơ cấp xuống dưới 300 (ba trăm) °C.
Đọc thêm:
Lò hơi là gì? Cấu tạo chi tiết của lò hơi
Một số loại lò hơi công nghiệp phổ biến tại Việt Nam
Bình bảo ôn năng lượng mặt trời là gì? Ưu điểm và ứng dụng thực tế
Lò dầu tải nhiệt là gì? Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Liên hệ:
CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT XANH GDP
Nhà máy: CCN Mả Ông, P. Đình Bảng, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: 0983 14 6666
Email : dungbk1102@gmail.com
Website : gdpgroup.vn